• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết

Khi mang thai tỉ lệ mắc trĩ cũng rất lớn vậy nên nếu không phát hiện và chữa trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Sau đây là Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết ❤

Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết
Điểm trung bình: 4.8 / 5 ( 150 lượt đánh giá )

Trĩ là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, trong đó có cả các bà bầu. Bệnh trĩ khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Việc tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh trĩ sẽ là cách tốt giúp cho các mẹ bầu có thể phòng tránh trĩ hiệu quả.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ được hình thành là do sự phình to quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn. Bệnh được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, từ những trẻ nhỏ cho đến những người già. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, những triệu chứng của bệnh còn khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút, gây nhiều phiền toái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi chị em mắc trĩ trong thời gian thai kỳ còn ảnh hưởng đến cả thai nhi trong bụng, vì vậy chị em cần phải đặc biệt lưu ý đến bệnh lý này.

Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết


Tại sao khi mang thai lại dễ mắc trĩ?

Trong thời kỳ mang thai chị em rất dễ mắc phải bệnh trĩ do những nguyên nhân sau:

  1. Giai đoạn mang thai lượng máu lưu thông đến cơ thể sẽ tăng lên, điều này sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn khiến chúng bị căng phồng quá mức dẫn đến bệnh trĩ.
  2. Theo thời gian, trong lượng của thai nhi trong bụng mẹ tăng cao tạo áp lực lớn lên tử cung và hệ thống tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Điều này khiến cho máu khó lưu thông đến các tĩnh mạch ở hậu môn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch bị giãn ra và nguy cơ mắc trĩ là rất cao.
  3. Hơn nữa, trong thời gian thai kỳ hệ tiêu hóa của các mẹ bầu có thể bị rối loạn, nhu động ruột sẽ bị co bóp mạnh hơn, dẫn đến tình trạng táo bón, lâu ngày sẽ hình thành lên búi trĩ.

Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết


Nhận biết bệnh trĩ khi mang thai

Những biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai cũng giống với những bệnh trĩ ở đối tượng khác, các mẹ bầu có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng như đại tiện ra máu và hình búi trĩ.

Đại tiện ra máu: Lúc đầu máu chảy rất ít, chỉ bám dính trên giấy vệ sinh hoặc theo phân ra ngoài. Về sau, khi bệnh trở nên nặng hơn máu sẽ chảy ra nhiều hơn, máu có thể chảy thành tia, gây thiếu máu, thậm chí là viêm nhiễm, bội nhiễm.

Hình thành búi trĩ: Nếu búi trĩ được hình thành ở trên đường lược thì các mẹ bầu đã mắc phải trĩ nội. Còn nếu búi trĩ hình thành ở bên dưới đường lược thì đó là trĩ ngoại. Những trường hợp búi trĩ hình thành cả ở bên trên và bên dưới đường lược thì đó là bệnh trĩ nội. Thời gian đầu, búi trĩ mới hình thành kích thước còn nhỏ nên không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn hơn sẽ gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân khi cọ xát, va chạm với bên ngoài.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, cảm giác hậu môn luôn bị ẩm ướt, khó chịu.

Phòng và điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ các mẹ bầu không nên quá lo lắng hay nóng vội lựa chọn phương pháp điều trị bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân thai phụ và thai nhi. Lúc này, chị em cần phải đến ngay bệnh viện hay các phòng khám đa khoa có uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ bệnh, sức khỏe của thai phụ và thai nhi bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Thông thường, bệnh trĩ khi mang thai không được khuyến khích phẫu thuật mà sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc điều trị đặc hiệu. Các loại thuốc điều trị bao gồm thuốc uống, thuốc dạng bôi hoặc viên đạn đặt hậu môn. Dựa vào cơ địa và tuổi thai bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ dùng các loại thuốc phù hợp .

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các mẹ bầu nên thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồng thời hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ rán…
  2. Uống nhiều nước, mỗi ngày cung cấp cho cơ thể 2 – 2,5 lít, tránh sử dụng bia, rượu…
  3. Đại tiện đúng cách: Không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, không dùng quá nhiều sức để rặn phân ra ngoài…
  4. Tránh ngồi lâu một chỗ, thường xuyên tập thể dục và vận động hàng ngày
  5. Giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về  Các vấn đề về trĩ bà bầu nên biết. Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0365.115.116 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám