Đại tiện ra máu là loại bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh vùng hậu môn khác vì những triệu chứng của chúng gần như là giống nhau. Vậy bệnh đại tiện ra máu tươi là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ qua bài viết này nhé!
Hỏi
Gần đây mỗi khi đi đại tiện em thấy có máu tươi xuất hiện, em còn cảm thấy rất đau rát rất khó chịu khiến em rất lo lắng không biết đó là bệnh gì, hôm nay em viết thư này mong bác sĩ phòng khám trĩ Thái Hà có thể giải đáp cho em Đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? được không ạ (Thanh Hải – Quảng Ninh)
Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời
Bạn Thanh Hải thân mến!
Đầu tiên, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi của mình về chuyên mục tư vấn của phòng khám đa khoa Thái Hà. Với thắc mắc của bạn, các chuyên gia của chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng bạn đi đại tiện phát hiện ra máu bám ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý thuộc vùng hậu môn - trực tràng.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và màu sắc của máu mà bạn có thể mắc phải một số bệnh như: Bệnh trĩ, táo bón, polyp hậu môn, polyp trực tràng, polyp đại tràng, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng…
Đại tiện ra máu là bệnh gì?
1: Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp trong số những bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn - trực tràng. Bệnh hình thành do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng, gây đau đớn, viêm sưng hoặc xuất huyết.
Đi đại tiện ra máu tươi là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh trĩ. Ban đầu, máu chảy rất kín đáo, khó phát hiện, bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc thấy phân có một vài giọt máu nhỏ.
Về sau, máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Khi bệnh nặng, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ...
2: Polyp hậu môn, polyp trực tràng, polyp đại tràng
Polyp hậu môn, polyp trực tràng và polyp đại tràng đều có triệu chứng đại tiện ra máu. Có thể nói đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình duy của các bệnh lý này.
Triệu chứng đại tiện ra máu có thể diễn ra thành từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polyp hậu môn có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polyp sa ra ngoài. Chẩn đoán chính xác bằng soi trực tràng hoặc đại tràng sẽ phát hiện được polyp có cuống hay không có cuống, vị trí polyp – điều trị bằng cách cắt polyp qua nội soi nếu polyp có cuống và chưa nghi ngờ ung thư hóa.
3: Bệnh viêm, nứt kẽ hậu môn
Khi bị táo bón, bệnh nhân thường cố dùng sức để rặn phân ra ngoài làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Viêm và nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ.
Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh là đau vùng hậu môn, đại tiện ra máu đỏ tươi, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy thành tia.
4: Bệnh viêm loét đại trực tràng
Bệnh viêm loét đại trực tràng là căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý và tuyệt đối không được chủ quan khi bị đại tiện ra máu tươi.
Tác hại của đại tiện ra máu
Khi bị đại tiện ra máu, người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng có thể tự khỏi hoặc có thể tự mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này kéo dài, không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì có thể chuyển biến nặng hơn kéo theo đó là một loạt những biến chứng nguy hiểm khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Khi bị đại tiện ra máu, người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung... Trường hợp thiếu máu nặng có thể gây tụt huyết áp, choáng ngất.
Bên cạnh đó, hiện tượng đại tiện ra máu còn kèm theo các dịch nhầy khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn, từ đó dễ gây nên các bệnh ngoài da ở bộ phận này.
Làm gì khi bị đại tiện ra máu tươi?
Đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín và chất lượng để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh làm việc nặng nhọc hay quá sức, đại tiện đúng cách...
Trên đây là những chia sẻ cơ bản của các chuyên gia Phòng Khám Thái Hà về vấn đề "đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì". Nếu còn thắc mắc, hay cần hỗ trợ tư vấn bạn có thể liên hệ theo số máy đường dây nóng 0365 115 116 - 0365 116 117 hoặc chat với các chuyên gia giàu kinh nghiệm để được tư vấn miễn phí.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!