Thời gian vừa qua, phòng khám đa khoa Thái Hà nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh nứt kẽ hậu môn như: Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Tại sao lại bị nứt kẽ hậu môn? Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn là gì và điều trị bệnh như thế nào?... Chính vì thế, hôm nay các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ dành nội dung bài viết này để trả lời tất cả các câu hỏi trên, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn.
Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là một trong các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng, đây là một vết rách nhỏ có chiều dài khoảng 0,5 – 1 cm ở niêm mạc hậu môn và ống hậu môn. Bệnh nứt kẽ hậu môn gây nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hình thành apxe hậu môn và các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hình thành là do một số nguyên nhân sau:
- Do táo bón: Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng và khó di chuyển khiến mỗi lần đi cầu gặp rất nhiều khó khăn, người bệnh phải dùng hết sức mới có thể đẩy phân ra được bên ngoài. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
- Do thói quen xấu khi đi đại tiện như: ngồi lâu, ngồi xổm khi đi đại tiện sẽ khiến cho máu dồn ứ ở trực tràng và vùng đáy chậu, dẫn đến hình thành nứt kẽ hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm, nứt kẽ và viêm loét hậu môn.
- Do tổn thương hậu phẫu ở vùng sinh môn, sinh đẻ gây ảnh hưởng đến vùng da ở ống hậu môn, dần dần sẽ hình thành nên vết nứt hậu môn.
- Ngoài ra, một số bệnh lý gây như viêm đại tràng, trực tràng cũng có thể gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn.
Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn
Các bác sĩ phòng khám trĩ Thái Hà cho biết, khi bị bệnh nứt kẽ hậu môn người bệnh thường có các triệu chứng sau:
Người bệnh thường có cảm giác đau và nóng rát khi đi cầu, sau đó tình trạng này có thể sẽ được giảm bớt trong những lần đi cầu tiếp theo.
- Đại tiện ra máu, máu có màu đỏ tươi lẫn trong phân hoặc bám dính trên giấy vệ sinh
- Hậu môn bị ngứa, bị sưng tấy và vùng da hậu môn bị viêm loét
- Người bệnh thường bị đau rát khi ngồi lâu hoặc mặc quần quá chật.
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: người bệnh có thể sẽ rơi vào tình trạng thiết máu; gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh; tại những vị trí nứt kẽ vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng máu, apxe hậu môn, polyp hậu môn…Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi bị nứt kẽ hậu môn trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chất kích thích; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày.
Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng viêm, chống sưng và một số trường hợp cần phải cắt một phần cơ vòng hậu môn giúp giảm tình trạng co thắt và giúp bệnh nhân giảm đau.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Nếu còn có thắc mắc hoặc bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn, hãy gọi đến số 0365.115.116 – 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.