• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở bất kì một ai đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn xuất phát từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau nhé ❤

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn
Điểm trung bình: 4.7 / 5 ( 276 lượt đánh giá )

Nứt kẽ hậu môn là tổn thương ở niêm mạc da ống hậu môn, thường thì các tổn thương này có chiều dài từ 0,5 – 1 cm. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ một ai, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già là 2 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn là rất cao. Nguyên nhân gây ra nứt kẽ có thể xuất phát từng chính những thói quen sinh hoạt hằng ngày như ăn uống không hợp lý, đi đại tiện lâu, ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ… Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh, bạn đọc hãy theo dõi bài viết này nhé.


Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Do táo bón

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Bởi khi bị táo bón, người bệnh thường phải dùng hết sức để rặn phân ra ngoài, khi rặn quá nhiều sẽ làm cho vùng hậu môn chịu một áp lực lớn, sinh ra tụ máu và có hiện tượng sưng tấy, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

Thói quen đại tiện không tốt

Những thói quen khi đi đại tiện như gắng sức rặn phân ra ngoài, vừa đại tiện vừa đọc báo, nghịch điện thoại… đều không tốt cho vùng hậu môn. Từ đó dễ dẫn dến bệnh nứt kẽ hậu môn.

Do viêm nhiễm

KHông vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn khiến cho vi khuẩn hoặc virut từ phân xâm nhập và vùng hậu môn gây ra tình trạng viêm nhiễm, nứt và lở loét vùng hậu môn

Bệnh viêm đường ruột (Crohn)

Các viêm nhiễm ở đường dục gây ra thường lây lan sâu vào các lớp mô ruột, từ đó gây ra bệnh viêm màng ruột, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng.

Khi bị tiêu chảy, người bệnh cũng phải dùng sức để rặn và rặn liên tục. Tình trạng tiêu chảy còn khiến cho người bệnh phải đi vệ sinh liên tục, ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và hậu quả là vùng hậu môn bị tổn thương, dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn

Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ và nước

Nước và chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, chúng sẽ làm cho phân mềm hơn, đồng thời kích thích và cải thiện hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu trước đây bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, bia rượu và các chất kích thích khác thì bây giờ bạn nên thay bằng rau xanh, hoa quả và những thực phẩm tốt cho sức khỏe để ngăn ngừa táo bón, từ đó giúp bạn tránh xa bệnh nứt kẽ hậu môn và các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng khác.

Do tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc chống trầm cảm, chống viêm, thuốc chữa động kinh, thuốc giảm đau… đề chứa những thành phần gây ra tác dụng phụ như táo bón, kiết lỵ,đau dạ dày… Do đó, tác dụng phụ của các loại thuốc này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng hậu môn

Do những tổn thương hậu phẫu

Những tổn thương hậu phẫu ở vùng sinh môn hay khi sinh nở đều gây ảnh hưởng đến vùng da ống hậu môn, dẫn dần sẽ hình thành nên vết nứt sâu đến hết tầng da.

Ngoài ra, những người ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ hay những người mang thai…đều có nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn là rất cao.
Nứt kẽ hậu môn tuy không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi bạn có những biểu hiện của bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề trên, xin vui lòng gọi đến số 0365.115.116 – 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám