• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng tránh bệnh trĩ

Tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng tránh bệnh trĩ
Điểm trung bình: 3.0 / 5 ( 230 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tinh mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu. Vậy bệnh trĩ là gì? Phòng tránh bệnh trĩ như thế nào? Hãy cùng với các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng tránh căn bệnh này, để căn bệnh khó nói này không thể ghé thăm bạn.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là do các tĩnh mạch ở trực tràng bị giãn rộng, sung huyết. Các tĩnh mạch bị sung huyết sẽ tạo ra thành một hoặc nhiều búi trĩ tùy thuộc vào tình trạng bệnh.  Đây là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý ở vùng hậu môn - trực tràng đến nhập viện. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trĩ không ngừng tăng lên, theo một số liệu thống kê tỷ lệ mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 45% dân số.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

- Do căng thẳng trong quá trình đi tiêu
- Do táo bón và hội chứng lỵ kéo dài
- Không vận động dẫn đến tăng áp lực lên trực tràng
- Do thói quen ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý như thức khuya, ăn những đồ ăn cay nóng và thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác
- Tăng áp lực lên ổ bụng do ngồi lâu, mang thai hoặc do bị viêm phế quản kéo dài

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được phân làm 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội

Trĩ nội là các búi trĩ hình thành từ những đám rối tĩnh mạch bị phồng lên ở bên trong hậu môn phía trong đường lược. Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn gồm:

- Giai đoạn 1: Người bệnh chỉ có triệu chứng đi ngoài ra máu, búi trĩ mới hình thành và chưa lòi ra bên ngoài hậu môn.
- Giai đoạn 2: Búi trĩ có hiện tượng sa ra bên ngoài hậu môn nhưng chúng có thể tự co lại được
- Giai đoạn 3: Búi trĩ không thể tự co vào được mà cần phải dùng tay mới đẩy búi trĩ vào được
- Giai đoạn 4: Búi trĩ sa ra hẳn bên ngoài hậu môn

Trĩ ngoại

- Giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành và sa ra ngoài hậu môn
- Giai đoạn 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài cùng với các tĩnh mạch
- Giai đoạn 3: Trĩ gây chảy máu và người bệnh có cảm giác đau đớn
- Giai đoạn 4: Búi trĩ bị nhiễm trùng gây đau và ngứa.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc nên sẽ có 2 loại đám trĩ ở trong hậu môn và ở ngoài rìa hậu môn. Do có sự liên kết giữa hai loại trĩ này nên trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp và độ nguy hiểm cao.

Tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng tránh bệnh trĩ

Phòng tránh bệnh trĩ

Để phòng tránh bệnh trĩ, mọi người nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý: Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tránh sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Không được nhịn đi đại tiện, khi đại tiện không nên dùng quá nhiều sức để rặn phân ra ngoài.
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày: Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, đá cầu…  sẽ giúp cho bạn tăng cường sức khỏe cũng như giảm nguy cơ mắc trĩ.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Hậu môn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy, nếu bạn không chú ý vệ sinh sẽ gây ra viêm nhiễm, phù nề và có thể sinh ra trĩ. Do đó, bạn cần phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh vùng hậu môn đúng cách để tránh gây ra viêm nhiễm.

Việc phòng tránh trĩ không phải quá phức tạp song cần đòi hỏi mọi người cần phải kiên trì và nghiêm túc thực hiện. Mọi người nên kết hợp tất cả các biện pháp trên để phòng tránh được bệnh trĩ một cách tốt .

Trên đây là những giới thiệu về “Tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng tránh bệnh trĩ” của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bệnh trĩ, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số 0365.115.116 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám