Đối với người mắc bệnh trĩ thì sự vận động là một việc cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, còn những bài tập nặng nề về cơ bắp và trọng lượng thì nên tránh xa bởi nó có thể khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn. Vậy những bài tập thể dục nào không dành cho người bị mắc bệnh trĩ? Bài viết này các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bài tập thể dục không dành cho người bị bệnh trĩ
1.Tập tạ
Người mắc bệnh trĩ nếu nâng tạ hay các bài tập tạ thì có thể khiến cho búi trĩ ngày càng sa ra bên ngoài hậu môn và bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, khi tập tạ chúng ta thường phải gồng mình và nín thở, điều này có thể khiến cho áp lực ổ bụng tăng lên đột biến. Sự gia tăng áp lực ở ổ bụng được xác định là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Do vậy, nếu bạn đang mắc bệnh trĩ thì nên loại bỏ môn này khỏi danh sách các môn thể thao của bạn. Còn nếu bạn vẫn muốn tập tạ thì nên lựa chọn tạ có khối lượng không quá 1/3 khối lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tập tạ trong tư thế đứng hoặc ngồi mà nên tập trong tư thế nằm ngửa để làm giảm áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
2. Chạy nhanh
Nhiều người cho rằng những môn thể thao như chạy nhanh hay đá bóng sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai và quá trình lưu thông máu cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Về mặt lý thuyết thì việc chạy nhanh sẽ có lợi cho những người bị bệnh trĩ vì khi chạy nhanh sẽ giúp cho máu lưu thông nhịp nhàng hơn, đánh tan sự ứ trệ máu ở búi tĩnh mạch từ đó làm giảm những triệu chứng của bệnh trĩ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì ngược lại để chạy nhanh chúng ta cần phải căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng, áp lực này có thể lớn hơn gấp gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với người mắc bệnh trĩ bởi khi áp lực tăng cao thì búi trĩ sẽ càng sa nặng hơn. Hơn thế nữa, khi chạy nhanh búi trĩ sẽ cọ sát với hậu môn gây ra tình trạng đau đớn. Chính vì vậy, đối với người mắc bệnh trĩ thì tốt là không nên chạy nhanh, thay vào đó người bệnh nên đi bộ thì sẽ tốt hơn.
3. Tập cơ bụng
Trong suốt quá trình thực hiện bài tập cơ bụng, khi bạn gập xuống cơ thể sẽ ở trong trạng thái nhịn hơi khiến cho toàn bộ áp lực bị dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng. Điều này không chỉ khiến áp lực ổ bụng tăng cao mà còn khiến cho máu lưu thông kém và hệ quả là bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
4.Tập yoga và ngồi thiền
Về cơ bản thì yoga và ngồi thiền sẽ giúp người bệnh trấn an thần kinh và điều này đặc biệt tốt cho những người có những biểu hiện kích thích thần kinh như stress kéo dài, tăng huyết áp, hoảng sợ, lo lắng…
Tuy nhiên, để tập yoga và ngồi thiền thì đòi hỏi bạn phải ngồi yên một chỗ trong một thời gian khá dài, thường kéo dài hàng giờ và việc ngồi yên một chỗ như thế sẽ khiến cho máu ở phần hậu môn – trực tràng lưu thông chậm lại, thậm chí bị ứ lại làm cho búi trĩ ngày càng căng giãn và búi trĩ sẽ dần dần sa xuống. Cũng chính vì điều này mà yoga và ngồi thiền là bài tập không phù hợp với người mắc bệnh trĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu về bệnh trĩ và cách chữa bệnh hiệu quả
- Bạn có biết bệnh trĩ ngoại là gì? Bệnh có nguy hiểm hay không?
- Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách bơi lội
Hy vọng với những bài tập thể dục không dành cho người bị bệnh trĩ mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp cho người bệnh sớm thoát khỏi căn bệnh khó nói này. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề ngày thì có thể liên hệ đến số 0365 115 116 - 0365 116 117 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.