Bị táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây ra rất nhiều các bệnh về trực tràng hậu môn, vậy bị táo bón lâu ngày là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị táo bón lâu ngày như thế nào? Bài viết về “Bệnh táo bón lâu ngày” hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bị bệnh táo bón lâu ngày là như thế nào?
Bệnh táo bón lâu ngày chính là trạng thái phân bị vón thành cục lớn khô cứng khiến cho việc đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn, khi đi tiêu thường rất lâu và phải rặn mạnh.
Biểu hiện của bệnh táo bón lâu ngày là bệnh nhân thường rất ít đi cầu, có thể 3 ngày mới đi một lần, đau bụng, bụng khó chịu luôn có cảm giác muốn đi tiêu mà không đi được. Phân rắn và cứng thường có màu đen rặn nhiều và mạnh có thể gây ra chảy máu tươi, nứt kẽ hậu môn.
Bệnh táo bón lâu ngày tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều những phiền toái cho bạn trong cuộc sống hàng ngày cũng như khiến bạn mệt mỏi hay căng thẳng khó chịu là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân bị táo bón lâu ngày
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị táo bón lâu ngày đa số chúng đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi bệnh nhân.
- Do thói quen ăn uống: Bệnh nhân thường ăn rất nhiều các đồ ăn chứa đạm, thức ăn khô cứng như thịt nướng, thịt quay, lạc, dừa, xương… mà ít ăn các loại đồ ăn có chứa chất xơ, thức ăn dễ tiêu hóa như bí đỏ, rau dền, mùng tơi, rau cải, khoai lang… cộng thêm việc lười uống nước hoặc uống quá ít nước, khiến cho hệ tiêu hóa không thể hoạt động tốt làm việc quá tải, lượng nước không đủ cho quá trình trao đổi chất khiến cho việc tiêu hóa khó khăn dẫn đến táo bón lâu ngày.
- Do thói quen đi tiêu chưa đúng: Rất nhiều bạn có thói quen đi tiêu chưa đúng như lười đi tiêu, nhịn đi tiêu, mỗi lần đi tiêu thường ngồi rất lâu, rặn nhiều, đi tiêu không theo một giờ quy định khiến cho bạn dễ dàng bị táo bón do phân tích tụ và làm yếu đi bộ phận trực tràng hậu môn.
- Do thói quen làm việc: Các bạn làm việc trong văn phòng thường có thói quen ngồi nhiều 8 tiếng/ngày ngồi liên tục trong một khoảng thời gian dài hoặc đứng quá lâu làm các công việc nặng nhọc gây ra áp lực cho phần ổ bụng khiến các chất thải bị chèn ép vón cục gây ra táo bón. Đồng thời các thói quen lười vận động cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng.
- Do dùng thuốc tây để chữa trị bệnh hoặc uống nhiều sắt: một số loại thuốc chữa bệnh gây ra các triệu chứng phụ như thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc thần kinh, thuốc chữa dạ dày, thuốc dị ứng… khi uống đều có thể khiến bạn bị táo bón lâu ngày khó đi tiêu. Một trường hợp nữa đó là các bà bầu họ thường xuyên phải bổ xung thêm sắt nhằm hỗ trợ cho việc phát triển của thai nhi uống sắt cũng khiến cho bạn bị táo bón lâu ngày.
- Do tinh thần: Tinh thần không tốt bị stress trong một thời gian dài, hay lo nghĩ, ức chế thần kinh, buồn phiền khiến cho rối loạn các nội tiết tố khiến hệ tiêu hóa không tốt gây hiện tượng táo bón.
Điều trị táo bón lâu ngày như thế nào?
Các bạn không nên để tình trạng tón bón xảy ra quá lâu, để chữa trị táo bón bạn nên điều chỉnh bằng cách:
1: Dùng thuốc chống táo bón
Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau:
- Thuốc trị táo bón tạo khối : các nhóm polysaccharides có trong thuốc háo nước, hút nước rất nhanh mạnh tạo thành khối nhão do đó làm gia tăng khối lượng phân đồng thời kích thích nhu động ruột và loại trừ táo bón.
- Thuốc bôi trơn dùng để bơm vào hậu môn giúp hậu thành ruột trơn hơn và co dãn tốt hơn khi đi tiêu nhanh hơn.
- Thuốc trị táo bón kích thích: thuốc thuộc nhóm triarylmethane, chúng kích thích thành niêm mạc ruột và gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
- Thuốc trị táo bón thẩm thấu: thuốc này giúp cho nước được giữ lại trong ruột già khi đi tiêu bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
- Thuốc làm mềm phân: thuốc có tác dụng đưa nước thẩm thấu vào phân khiến phân mềm và dễ di chuyển hơn qua hậu môn.
2: Điều chỉnh thói quen ăn uống
- Ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa nhiều chất xơ như rau củ quả hạn chế các đồ ăn thô cứng như lạc, đậu, xương, không ăn các đồ ăn cay nóng và ăn quá nhiều cùng 1 lúc…
- Uống nhiều nước tối thiểu 2l/ngày
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe
3: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
- Tạo thói quen vận động tập luyện thể dục thường xuyên
- Chú ý không đi tiêu quá lâu
- Không ngồi một chỗ hoặc đứng trong một thời gian dài tạo áp lực cho ổ bụng và nhịn đi tiêu
Hy vọng những chia sẻ đến từ các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các bệnh táo bón lâu ngày. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 0365.115.116 – 0365.116.117 chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn bất cứ khi nào.