• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Hỏi & Đáp: Khám phụ khoa có đau không?

Hỏi & Đáp: Khám phụ khoa có đau không?
Điểm trung bình: 4.5 / 5 ( 95 lượt đánh giá )

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết mà bất kỳ chị em nào cũng nên thực hiện. Các chuyên gia y tế thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít là 6 tháng/lần. Việc thăm khám phụ khoa sẽ giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình cũng như sớm phát hiện được những bất thường ở cơ quan sinh dục, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nếu không may mắc phải một bệnh lý nào đó.

Tuy khám phụ khoa định kỳ có vai trò vô cùng quan trong nhưng nhiều chị em vì sợ đau nên thường chần chừ không dám đi khám phụ khoa dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình thăm khám để từ đó rút ra kết luận khám phụ khoa có đau không?

khám phụ khoa có đau không

Quy trình khám phụ khoa tại phòng khám Thái Hà

Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và hỏi về tiền sử bệnh tật trước đó của chị em là đã qua quan hệ tình dục hay chưa, từ đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phù hợp . Chị em sẽ được kiểm tra tổng thể gồm kiểm tra cơ quan sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng và buồng trứng).

  • Bước 1: Bước chuẩn bị. Bác sĩ sẽ hỏi chị em lý do đến thăm khám cũng như tiền sử bệnh tật mà chị em đã mắc phải. Chị em cần phải thành thật nói với các bác sĩ những vấn đề mà bạn đang gặp phải cũng như những bệnh lý mà bạn đã từng mắc trước đó.
  • Bước 2: Khám vùng bụng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em nằm ở tư thế sản khoa. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ vùng bụng để xác định xem có khối u không. Nếu bác sĩ phát hiện vùng bụng của chị em có khối u thì bác sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí, kích thước cũng như mật độ của khối u.
  • Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi khám vùng bụng, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng mu, âm vật và tầng sinh môn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo nếu chị em có dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Bước 4: Khám bằng mỏ vịt. Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát các thành âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Trường hợp cổ tử cung của chị em có dấu hiệu chảy máu kèm theo các dịch nhầy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm tìm virus và vi khuẩn.
  • Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy vào tình trạng bệnh lý của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chị em làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, khí hư, siêu âm, chụp X-quang…
  • Bước 6: Hoàn thành các bước thăm khám phụ khoa. Sau quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ thông báo, đồng thời giải thích về kết quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Sau đó tư vấn phương pháp điều trị và hẹn lịch tái khám.

Với những bước khám phụ khoa mà chúng tôi vừa nêu trên, chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi đi khám bởi quá trình khám sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, không làm rách màng trinh nếu bạn chưa có quan hệ tình dục. Như vậy khám phụ khoa không gây đau đớn như nhiều người nghĩ, chị em có thể yên tâm đi khám nhé!

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám