Bạn đang gặp triệu chứng đi đại tiện ra máu và lo lắng không biết liệu có phải mình mắc bệnh trĩ hay không? Hãy cùng với các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà đi tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Đi đại tiện ra máu có phải bị mắc bệnh trĩ?” không nhé!
Đi đại tiện ra máu có phải bị mắc bệnh trĩ?
Đại tiện ra máu là hiện tượng đi đại tiện có kèm theo máu tươi chảy ra. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể ít, chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt, thành tia tùy vào tình trạng bệnh. Thông thường, khi bị đi đại tiện ra máu mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị đại tiện ra máu đều mắc phải bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, ngoài bệnh trĩ thì hiện tượng đi đại tiện ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác ở vùng hậu môn – trực tràng.
Đại tiện ra máu là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Bệnh trĩ
Có lẽ đây là bệnh lý đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi gặp phải triệu chứng đại tiện ra máu. Bệnh trĩ là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng. Khi mới mắc bệnh, máu chảy ra rất ít và nếu người bệnh không chú ý thì rất khó có thể phát hiện được bệnh bởi lúc này chỉ có một vài giọt máu bám theo phân ra ngoài hoặc máu dính trên giấy vệ sinh.
Thời gian sau, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng máu sẽ chảy ra nhiều hơn, chảy thành giọt hoặc thành tia. Trường hợp bệnh quá nặng người bệnh nhiều khi phải giật mình khi chỉ cần ngồi xổm là máu lại chảy gây mất máu, thiếu máu.
-> Xem thêm: Phẫu thuật bệnh trĩ bằng phương pháp longo
Polyp đại tràng và polyp trực tràng
Là sự xuất hiện của những khối u lồi vào trong trực trực tràng. Các khối u này hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng. Nếu khối polyp hình thành ở gần ống hậu môn và có kích thước dài thì chúng có thể bị sa hẳn ra bên ngoài hậu môn.
Triệu chứng điển hình khi mắc phải căn bệnh này là đại tiện ra máu tươi, hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh không bị táo bón. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện ra rất nhiều khiến người bệnh dễ bị rơi vào tình trạng thiếu máu.
Đại tiện ra máu có thể là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là sự xuất hiện của một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn của ống hậu môn. Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường có triệu chứng đại tiện ra máu tươi, đau rát hậu môn kể cả khi không đi đại tiện, có dịch nhầy lẫn theo phân. Bệnh thường gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng hậu môn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
-> Xem thêm: Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả và dứt điểm
Đại tiện ra máu là do viêm loét đại tràng
Triệu chứng điển hình khi bị viêm loét đại tràng là đại tiện ra máu tươi có kèm theo dịch nhầy nhưng lượng máu chảy ra ít. Ngoài ra, người mắc bệnh này còn có một số triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, hoặc tiêu chảy xen lẫn với táo bón, cơ thể mệt mỏi, đôi khi còn bị sốt.
Ngoài những bệnh lý trên thì triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi còn có thể là do táo bón hoặc do bạn mắc phải các bệnh lý khác như kiết lỵ, thậm chí là ung thư đại tràng, ung thư trực tràng rất nguy hiểm.
Lời khuyên từ chuyên gia: Để biết chính xác hiện tượng đại tiện ra máu mà bạn đang mắc phải có phải là do mắc phải bệnh trĩ hay mắc một bệnh lý nào khác thì bạn hãy đến ngay bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời. Dù hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng cần phải thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám bệnh trĩ Thái Hà về vấn đề “Đi đại tiện ra máu có phải bị mắc bệnh trĩ”. Mọi ý kiến thắc mắc, bạn đọc có thể gọi đến số 0365 115 116 – 0365 116 117 để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.