Hầu hết mọi người vẫn còn xa lạ với bệnh polyp hậu môn nên thường nhầm lẫn nó với bệnh trĩ hay các bệnh ở vùng hậu môn – trực tràng khác. Polyp hậu môn là một trong các bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh là do những khối u lồi có hình elip hoặc hình tròn có cuống và có thể di chuyển trong đường ruột...
Hầu hết mọi người vẫn còn xa lạ với bệnh polyp hậu môn nên thường nhầm lẫn nó với bệnh trĩ hay các bệnh ở vùng hậu môn – trực tràng khác. Polyp hậu môn là một trong các bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh là do những khối u lồi có hình elip hoặc hình tròn có cuống và có thể di chuyển trong đường ruột. Những khối u này được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn. Polyp hậu môn được hình thành là do apxe hậu môn bị vỡ mủ; do tĩnh mạch hậu môn không được lưu thông; do ống hậu môn bị cong hoặc hẹp; do trực tràng bị chèn ép hoặc do vi khuẩn lao gây ra.
Khi bị polyp hậu môn, người bệnh thường có biểu hiện như: hậu môn có hiện tượng đau rát; đại tiện ra máu, máu lẫn trong phân, đôi khi còn có dịch nhầy kèm theo; nếu cuống polyp ở đoạn cuối trực tràng có thể sa ra ngoài hậu môn; người bệnh có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Bệnh polyp hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh polyp hậu môn thì bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và Chữa bệnh polyp hậu môn kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bạn.
Chữa bệnh polyp hậu môn
Các bác sĩ phòng khám trĩ Thái Hà cho biết, tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp.
Đối với những người mắc polyp hậu môn ở giai đoạn đầu, việc điều trị rất đơn giản, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là được. Cụ thể như sau:
► Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
► Hạn chế sử dụng những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, những thực phẩm có tính chất cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu, đồ rán….
► Uống nhiều nước (uống >2,5 lít nước/ngày)
► Tránh sử dụng bia, rượu, café, nước uống có ga và các chất kích thích khác.
► Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình một tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thẳng và stress.
► Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu
► Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
► Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Khi bệnh polyp hậu môn đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp.
► Với những polyp hậu môn lành tính, có kích thước nhỏ hơn 1 cm thì cần phải cắt bỏ nội soi trực tiếp.
► Trường hợp cắt bỏ polyp qua hậu môn được thực hiện khi polyp có đường kính trên 1 cm, cách hậu môn khoảng 10 cm. Đối với trường hợp polyp cách hậu môn trên 10 cm thì cắt bỏ qua đường bụng.
► Trong trường hợp polyp nằm sát vùng hậu môn thì có thể phải cắt bỏ hậu môn.
Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thái Hà khuyến cáo người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín và chất lượng để đảm bảo hiệu quả phẫu thuật cắt bỏ polyp và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về “Chữa bệnh polyp hậu môn”. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh polyp hậu môn cũng như cách chữa trị bệnh. Nếu bạn còn có thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0365.115.116 – 0365.116.117 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.