Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ còn có tên gọi khác là lòi dom, bệnh do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (hay là sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội thường gây khó khăn hơn trong việc điều trị so với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Vậy trĩ nội là gì? Tác hại mà nó gây ra cho người bệnh và cách phòng tránh bệnh trĩ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh trĩ cho bệnh nhân và cả những người khỏe mạnh biết đến để có những biện pháp phòng tránh căn bệnh khó nói này.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn gây đau, rát, ngứa và làm chảy máu khi người bệnh đi đại tiện. Các búi trĩ có thể trồi ra bên ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, sau một thời gian khi trĩ nội bị nặng hơn thì các búi trĩ sẽ không thụt được vào bên trong. Trĩ nội là dạng trĩ hình thành trên đường lược mà nguyên nhân chủ yếu là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, bề mặt các búi trĩ nội là niêm mạc của ống hậu môn.
Nguyên nhân của bệnh trĩ nội
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập không hợp lý.
► Do chế độ ăn uống thường xuyên sử dụng rượu bia, những chất kích thích và ăn đồ cay nóng và không có thói quen uống nước hàng ngày cũng khiến cho bạn có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ.
► Do bị táo bón lâu ngày, không có thói quen đi đại tiện hàng ngày, đi đại tiện lâu và phải rặn khi đi ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
► Do chế độ luyện tập: đối với những người thường xuyên ngồi lâu như: nhân viên văn phòng, tài xế,… mà không luyện tập và đi lại nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhiều hơn so với những người khác.
► Do quá trình mang thai và sinh con: Khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho vùng chậu bị tăng áp lực và khi sinh nở do họ phải dùng sức để rặn và đẩy em bé ra ngoài cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
Ngoài ra, tuổi tác, bệnh tật và yếu tố di truyền cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Các triệu chứng của bệnh trĩ
Đối với trĩ nội, tùy theo mức độ sa búi trĩ mà ta có thể phân chia thành 4 cấp độ
► Trĩ nội cấp độ 1: Vùng hậu môn có hiện tượng đại tiện ra máu, máu có thể dính ở trên phân hoặc có thể dính trên giấy vệ sinh. Búi trĩ bị phình ra hoặc không sa ra ngoài.
► Trĩ nội cấp độ 2: Máu sẽ chảy ra nhiều hơn dễ gây viêm sưng và đau đớn, các búi trĩ to hơn và lòi ra ngoài vùng hậu môn nhưng sau đó có thể tự thụt vào được.
► Trĩ nội cấp độ 3: Bệnh phát triển nặng hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên gấp đôi, búi trĩ bị sa ra ngoài và khó có thể thụt vào, thường phải dùng tay mới đẩy vào được.
► Trĩ nội cấp độ 4: Búi trĩ thường bị sa ra ngoài, kể cả khi bạn dùng tay đẩy vào cũng không được.
Khi trĩ nội ở cấp độ 3 và 4, thường kèm theo những triệu chứng cấp tính như đi ngoài khó khăn, đau rát và có thể nứt kẽ hậu môn,… và bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.
Điều trị bệnh trĩ
Việc điều trị bệnh trĩ nên được tiến hành càng sớm càng tốt, nếu bạn thấy mình có những triệu chứng của bệnh trĩ bạn hãy đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được điều trị dứt điểm tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, với sự phát triển của y học bệnh trĩ có thể điều trị thông qua phương thức uống thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.
Phòng ngừa bệnh trĩ nội
Để phòng tránh bệnh trĩ nội bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý như: ăn nhiều chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu, luyện tập thể dục thể thao, hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và những đồ ăn cay nóng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh trĩ nội, nếu bạn còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên bạn có thể đến phòng khám đa khoa Thái Hà hoặc liên hệ tới đường dây nóng của phòng khám: 0365 115 116 hoặc 0365 116 117 để được tư vấn và giải đáp.